Tại
sao phải cho chó của bạn tập thể dục?
Các bài tập là một yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn sức khoẻ và tinh thần sảng khoái cho chó. Một con chó khoẻ mạnh sẽ luôn lanh lợi, vui vẻ. Chúng sẽ ngủ ngon lành hơn, tích cực, hăng hái hơn và gặp ít các vấn đề liên quan đến xã hội hơn (thân thiện với cộng đồng hơn). Một chú chó khỏe mạnh cũng sẽ sống lâu hơn và có ít bệnh tật hơn. Các bài tập thường xuyên làm cho chú chó có cơ xương khỏe mạnh hơn, hệ tim mạch tốt hơn và trông lực lưỡng hơn.
Tập thể dục cùng chó cũng mang lại ích lợi tương tự cho bạn, trong cùng một khoảng thời gian!
Thiết lập bài tập hàng ngày.
Chó rất thích những thói quen. Bài tập của bạn cần phải sửa đổi theo thời gian biểu của bạn và bạn phải cố gắng thực hiện nghiêm túc. Nếu thời tiết xấu, thay vì một bài tập đi bộ dài như mọi ngày, bài tập có thể thực hiện với một đoạn ngắn hơn, nhưng vẫn cần phải cố gắng tập đều. Nếu không, chú chó của bạn sẽ mất đi thói quen đó.
4 điểm mà KHÔNG PHÙ HỢP hoặc NGUY HIỂM đối với bài tập của chó
1. Cho chó chạy bộ, còn bạn đi xe, bất kể chú chó được xích hoặc chạy thoải mái không có xích.
2. Đi xe đạp và dắt chó bằng xích.
3. Trượt bằng ván trượt (skateboard) và dắt chó bằng xích.
4. Đi bằng xe trượt và buộc chó chạy sau xe (Roller-blading with your dog dragging behind you on a leash).
Mỗi bài tập chạy bộ cần tiến hành trong bao lâu?
2 lần, mỗi lần trong nửa giờ là đủ cho hầu hết các giống chó. Không bao giờ bắt chó phải tập quá sức của chúng.
Ghi nhớ điều sau: sửa đổi chương trình tập luyện cho phù hợp với giống chó của bạn. Các giống chó nhỏ, chân ngắn nên tập chạy / đi bộ với các quãng đường ngắn hơn so với các giống chó to. Cũng lưu ý rằng các giống chó mũi ngắn như Bulldogs, Boxers và Pekingese, chúng thở khó hơn so với các giống chó khác, do đó bài tập cũng yêu cầu ngắn hơn, nhưng số lần cần tăng lên. Các giống chó chân dài cần phải có những lúc được chạy thẳng chân. Không bắt chó tập thể dục sau khi ăn.
Các chú chó luôn phải tập đi bộ trong xích. Ở nhiều thành phố, việc này đã được quy định thành luật do một nguyên nhân sau: việc thả rông chó có thể gây nguy hiểm cho người khác và chó của họ. Một chú chó thả rông có thể dễ bị thương do va chạm với xe cộ, có thể đi lang thang vào khu vực của con chó khác và có thể khiêu khích các con chó khác để đánh nhau, hoặc chú chó của bạn có thể xông vào và làm bị thương, hoặc cắn những đứa trẻ nhỏ và người già. Nên nhớ rằng những người của những nền văn hoá / khu vực / tôn giáo khác nhau có thể đối xử với chú chó theo những cách khác với cách của bạn. Họ có thể sợ những chú chó hoặc có các phản ứng tiêu cực do các nền văn hoá khác nhau. Một chú chó bị xích cho thấy rằng bạn đang kiểm soát chú chó và bạn biết cách giữ khoảng cách giữa chú chó của bạn và họ. Các chú chó không bị xích là những mối phiền hà với hàng xóm của bạn, có thể phá hỏng vườn hoa, cây cối. Có trách nhiệm trong việc quản lý chú chó tức là bạn đang chăm sóc và giữ an toàn cho chú chó của bạn cũng như cho cả cộng đồng.
Bắt đầu ra ngoài
Hãy cẩn thận, chú chó cũng giống như người, chú ta cần thời gian để làm quen với thời tiết vì thời tiết cũng có ảnh hưởng lớn đến các chú chó. Trước khi bắt đầu bài tập, bạn cần kiểm tra tình hình chung của chú chó. Đồng thời, đặc biệt chú ý đến lòng bàn chân của các chú chó. Việc kiểm tra thường xuyên phải được tiến hành khi cho các chú chó tập đi bộ, chạy trên các bề mặt có thể làm tổn thương bề mặt da, làm tổn thương bàn chân hoặc làm đau chân chú chó của bạn. (ví dụ: như đá sắc nhọn, đường nhiều sỏi hoặc vỉa hè nóng). Thường xuyên kiểm tra bàn chân của chúng khi đi bộ trên vỉa hè nóng và khi đi trên các bề mặt mấp mô. Trong điều kiện trời tuyết, cần kiểm tra xem băng có đóng giữa các ngón chân của chúng không. (cái này có vẻ cầu kỳ quá các bác nhỉ. Em thấy bọn chó ta, chó cỏ ở VN mình chạy vô tư trên đủ thứ bề mặt: mưa, trơn, đường nhựa nóng rẫy, đất đồi sỏi lạo xạo, nóng như lò than, đá tai mèo … cũng vẫn ngon lành như thường à)
Cần tiến hành bài tập một cách từ từ để tăng dần sức chịu đựng của chú chó. Việc này hết sức quan trọng với một chú chó đã trưởng thành, chó bị béo phì, quá cân và chó con. Các chú chó, theo bản năng sẽ cố gắng theo sát bạn trong các bài tập đi bộ, chạy… cho dù chúng có thể mệt mỏi quá sức. Sau mỗi lần chạy / đi bộ, hãy cho các chú chó có nước uống và bóng mát trong những ngày nóng, hoặc một chỗ ấm áp trong mùa đông.
Chạy cùng các chú chó
Nếu bạn muốn chạy cùng các chú chó, bạn cần chọn các giống chó có thể chạy trên một quãng đường dài. Phần lớn các giống chó là những kẻ chạy theo kiểu “chạy và dừng”, nghĩa là chúng chạy rất nhanh rồi dừng lại, đi chậm để nghỉ ngơi. Các giống chó thường phù hợp với việc đi bộ hơn là chạy.
Đối với các giống chó thích chạy, bạn cần lên kế hoạch và thực hiện nghiêm túc cho thời khoảng vài tuần để tăng sức chịu đựng của chú chó. Trong một bài tập 30 phút ngoài trời, cần có 5 phút đi bộ để khởi động, 20 phút chạy và 5 phút đi bộ thư giãn sau cùng
Bắt chó tập hoặc làm việc quá sức có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chúng. Hơi thở và dáng đi trở nên bất thường, dáng đi có thể lảo đảo. Hơi thở có thể bất ngờ dừng lại và chú chó có thể bị ngất.
Kiệt sức do nóng
Tập luyện trong những ngày nóng ẩm có thể làm chú chó của bạn kiệt sức vì nóng. Chó làm mát bằng cách thở mạnh. Nếu hơi thở không đủ làm mát cơ thể chúng, chúng sẽ kiệt sức và lả đi vì nóng.
Kiệt sức do nóng diễn ra khi chú chó bị phơi ngoài nắng quá lâu, hoặc khi độ ẩm đạt đến mức mà những chú chó không thể duy trì thân nhiệt của chúng. Kiệt sức do nóng có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được chữa chạy kịp thời.
Các dấu hiệu của hiện tượng kiệt sức do nóng bao gồm: thở dốc, hơi thở nóng rực, bọt mép sùi ra, dáng vẻ mệt mỏi, đi lại không vững chắc, bắt thịt co giật. Nếu sức nóng tăng thêm hoặc chó không được nghỉ ngơi, các chú chó có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, co giật hoặc đột quỵ tại chỗ.
Điều trị cho các chú chó bị kiệt sức vì nóng
Các bài tập là một yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn sức khoẻ và tinh thần sảng khoái cho chó. Một con chó khoẻ mạnh sẽ luôn lanh lợi, vui vẻ. Chúng sẽ ngủ ngon lành hơn, tích cực, hăng hái hơn và gặp ít các vấn đề liên quan đến xã hội hơn (thân thiện với cộng đồng hơn). Một chú chó khỏe mạnh cũng sẽ sống lâu hơn và có ít bệnh tật hơn. Các bài tập thường xuyên làm cho chú chó có cơ xương khỏe mạnh hơn, hệ tim mạch tốt hơn và trông lực lưỡng hơn.
Tập thể dục cùng chó cũng mang lại ích lợi tương tự cho bạn, trong cùng một khoảng thời gian!
Thiết lập bài tập hàng ngày.
Chó rất thích những thói quen. Bài tập của bạn cần phải sửa đổi theo thời gian biểu của bạn và bạn phải cố gắng thực hiện nghiêm túc. Nếu thời tiết xấu, thay vì một bài tập đi bộ dài như mọi ngày, bài tập có thể thực hiện với một đoạn ngắn hơn, nhưng vẫn cần phải cố gắng tập đều. Nếu không, chú chó của bạn sẽ mất đi thói quen đó.
4 điểm mà KHÔNG PHÙ HỢP hoặc NGUY HIỂM đối với bài tập của chó
1. Cho chó chạy bộ, còn bạn đi xe, bất kể chú chó được xích hoặc chạy thoải mái không có xích.
2. Đi xe đạp và dắt chó bằng xích.
3. Trượt bằng ván trượt (skateboard) và dắt chó bằng xích.
4. Đi bằng xe trượt và buộc chó chạy sau xe (Roller-blading with your dog dragging behind you on a leash).
Mỗi bài tập chạy bộ cần tiến hành trong bao lâu?
2 lần, mỗi lần trong nửa giờ là đủ cho hầu hết các giống chó. Không bao giờ bắt chó phải tập quá sức của chúng.
Ghi nhớ điều sau: sửa đổi chương trình tập luyện cho phù hợp với giống chó của bạn. Các giống chó nhỏ, chân ngắn nên tập chạy / đi bộ với các quãng đường ngắn hơn so với các giống chó to. Cũng lưu ý rằng các giống chó mũi ngắn như Bulldogs, Boxers và Pekingese, chúng thở khó hơn so với các giống chó khác, do đó bài tập cũng yêu cầu ngắn hơn, nhưng số lần cần tăng lên. Các giống chó chân dài cần phải có những lúc được chạy thẳng chân. Không bắt chó tập thể dục sau khi ăn.
Các chú chó luôn phải tập đi bộ trong xích. Ở nhiều thành phố, việc này đã được quy định thành luật do một nguyên nhân sau: việc thả rông chó có thể gây nguy hiểm cho người khác và chó của họ. Một chú chó thả rông có thể dễ bị thương do va chạm với xe cộ, có thể đi lang thang vào khu vực của con chó khác và có thể khiêu khích các con chó khác để đánh nhau, hoặc chú chó của bạn có thể xông vào và làm bị thương, hoặc cắn những đứa trẻ nhỏ và người già. Nên nhớ rằng những người của những nền văn hoá / khu vực / tôn giáo khác nhau có thể đối xử với chú chó theo những cách khác với cách của bạn. Họ có thể sợ những chú chó hoặc có các phản ứng tiêu cực do các nền văn hoá khác nhau. Một chú chó bị xích cho thấy rằng bạn đang kiểm soát chú chó và bạn biết cách giữ khoảng cách giữa chú chó của bạn và họ. Các chú chó không bị xích là những mối phiền hà với hàng xóm của bạn, có thể phá hỏng vườn hoa, cây cối. Có trách nhiệm trong việc quản lý chú chó tức là bạn đang chăm sóc và giữ an toàn cho chú chó của bạn cũng như cho cả cộng đồng.
Bắt đầu ra ngoài
Hãy cẩn thận, chú chó cũng giống như người, chú ta cần thời gian để làm quen với thời tiết vì thời tiết cũng có ảnh hưởng lớn đến các chú chó. Trước khi bắt đầu bài tập, bạn cần kiểm tra tình hình chung của chú chó. Đồng thời, đặc biệt chú ý đến lòng bàn chân của các chú chó. Việc kiểm tra thường xuyên phải được tiến hành khi cho các chú chó tập đi bộ, chạy trên các bề mặt có thể làm tổn thương bề mặt da, làm tổn thương bàn chân hoặc làm đau chân chú chó của bạn. (ví dụ: như đá sắc nhọn, đường nhiều sỏi hoặc vỉa hè nóng). Thường xuyên kiểm tra bàn chân của chúng khi đi bộ trên vỉa hè nóng và khi đi trên các bề mặt mấp mô. Trong điều kiện trời tuyết, cần kiểm tra xem băng có đóng giữa các ngón chân của chúng không. (cái này có vẻ cầu kỳ quá các bác nhỉ. Em thấy bọn chó ta, chó cỏ ở VN mình chạy vô tư trên đủ thứ bề mặt: mưa, trơn, đường nhựa nóng rẫy, đất đồi sỏi lạo xạo, nóng như lò than, đá tai mèo … cũng vẫn ngon lành như thường à)
Cần tiến hành bài tập một cách từ từ để tăng dần sức chịu đựng của chú chó. Việc này hết sức quan trọng với một chú chó đã trưởng thành, chó bị béo phì, quá cân và chó con. Các chú chó, theo bản năng sẽ cố gắng theo sát bạn trong các bài tập đi bộ, chạy… cho dù chúng có thể mệt mỏi quá sức. Sau mỗi lần chạy / đi bộ, hãy cho các chú chó có nước uống và bóng mát trong những ngày nóng, hoặc một chỗ ấm áp trong mùa đông.
Chạy cùng các chú chó
Nếu bạn muốn chạy cùng các chú chó, bạn cần chọn các giống chó có thể chạy trên một quãng đường dài. Phần lớn các giống chó là những kẻ chạy theo kiểu “chạy và dừng”, nghĩa là chúng chạy rất nhanh rồi dừng lại, đi chậm để nghỉ ngơi. Các giống chó thường phù hợp với việc đi bộ hơn là chạy.
Đối với các giống chó thích chạy, bạn cần lên kế hoạch và thực hiện nghiêm túc cho thời khoảng vài tuần để tăng sức chịu đựng của chú chó. Trong một bài tập 30 phút ngoài trời, cần có 5 phút đi bộ để khởi động, 20 phút chạy và 5 phút đi bộ thư giãn sau cùng
Bắt chó tập hoặc làm việc quá sức có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chúng. Hơi thở và dáng đi trở nên bất thường, dáng đi có thể lảo đảo. Hơi thở có thể bất ngờ dừng lại và chú chó có thể bị ngất.
Kiệt sức do nóng
Tập luyện trong những ngày nóng ẩm có thể làm chú chó của bạn kiệt sức vì nóng. Chó làm mát bằng cách thở mạnh. Nếu hơi thở không đủ làm mát cơ thể chúng, chúng sẽ kiệt sức và lả đi vì nóng.
Kiệt sức do nóng diễn ra khi chú chó bị phơi ngoài nắng quá lâu, hoặc khi độ ẩm đạt đến mức mà những chú chó không thể duy trì thân nhiệt của chúng. Kiệt sức do nóng có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được chữa chạy kịp thời.
Các dấu hiệu của hiện tượng kiệt sức do nóng bao gồm: thở dốc, hơi thở nóng rực, bọt mép sùi ra, dáng vẻ mệt mỏi, đi lại không vững chắc, bắt thịt co giật. Nếu sức nóng tăng thêm hoặc chó không được nghỉ ngơi, các chú chó có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, co giật hoặc đột quỵ tại chỗ.
Điều trị cho các chú chó bị kiệt sức vì nóng
-
Mang chú chó vào chỗ râm mát.
-
Xoa nước lên đầu, cổ, ngực và quạt cho chú chó bằng bìa các-tông hoặc vải để
nước bay hơi. Nước bay hơi sẽ làm hạ thân nhiệt của chú chó. Không dùng đã để
làm mát vì đá có thể làm co thắt mạch máu và không có tác dụng điều hoà thân
nhiệt cho bọn chó. Cũng không nên chĩa quạt mạnh thổi thẳng vào người chúng.
-
Cho chú chó uống một chút nước mát – chỉ một chút thôi. Chú chó có thể bị nôn
mửa nếu uống quá nhanh. Có thể thay bằng cách cho chú chó liếm một cục đá hoặc
kem.
-
Mang chú chó đến bác sỹ thú y để điều trị.
Các
điều mà người nuôi chó cần biết
Vì
lý do nhân đạo, tại một số bang ở Canada, luật pháp không cho phép người
nuôi chó được xích chó cả ngày. Chó cần được thả xích một khoảng thời gian nhất
định trong ngày.
Hãy
giữ chó của bạn trong xích trong suốt buổi tập đi bộ, trừ khi bạn đến những khu
vực được phép thả chó chạy rông. Nhưng cần phải chắc chắn rằng chú chó của bạn
đã có đăng ký số và được cấp giấy phép.
Bạn
phải có trách nhiệm với các hành động của chú chó của bạn. Phần lớn chó thường
cắn trẻ em dưới 10 tuổi. Một chú chó được cho làm quen với cộng đồng
(socialized), hoặc bị triệt sản sẽ ít khi cắn người hơn. Dạy bọn trẻ cách
tiếp xúc với chó một cách an toàn. Các nguyên tắc sau cần phải được chú ý:
1.
Yêu cầu bọn trẻ chỉ chơi với chó khi được phép – cho chúng biết rằng không phải
tất cả các con chó đều thân thiện với chúng!
2.
Bọn trẻ cần cho phép chú chó hít ngửi tay chúng trước, đây là bước chuẩn bị cho
việc tiếp xúc giữa chú chó và bọn trẻ.
3.
Hướng dẫn bọn trẻ vuốt ve chú chó bắt đầu từ cằm và cổ, nếu chú chó thích thú,
bọn trẻ có thể vuốt ve lên lưng, đầu của chú chó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét